Thất bại lớn nhất không phải không tiền, không quan hệ, mà là ‘sức ì’ quá lớn, dậm chân tại chỗ!

Thứ năm - 04/11/2021 13:12
Bị thực tế đè bẹp không ngóc đầu lên được chính là bi kịch đau đớn của con người. Khi đến một độ tuổi nào đó, chúng ta sẽ dần cảm nhận được những áp lực và sự phiền não rất lớn ở độ tuổi ấy.
Thất bại lớn nhất không phải không tiền, không quan hệ, mà là ‘sức ì’ quá lớn, dậm chân tại chỗ!
Cuộc sống vốn dĩ như vậy, phải vượt qua chính mình, vượt qua được những khó khăn rồi mới có thể tiến xa hơn. Nếu không, bạn sẽ chỉ đang giới hạn bản thân. Thất bại lớn nhất của một người không phải là thiếu tiền bạc, quyền lực mà là sống thành những kiểu người như này.

Thất bại lớn nhất của một người là bị thực tế đè bẹp

Ai đó đã từng nói rằng những người có thể tồn tại dưới áp lực là người mạnh mẽ; những người chết dưới áp lực là những người cô đơn. Trong thế giới này, con người luôn phải đối mặt với những áp lực nhất định, ngay cả khi thở thôi, áp lực cũng sẽ vẫn tồn tại. Làm thế nào để đối mặt với áp lực, làm thế nào để giữ bình tĩnh trước áp lực và không để lý trí bị bối rối? Đây là một câu hỏi đáng để mỗi chúng ta phải suy nghĩ.

Đối với lứa tuổi đã thành gia, căng thẳng lớn nhất của họ có thể nói là tới từ vật chất và gia đình. Để nuôi một gia đình, chúng ta cần tiền. Nhưng gia đình đó sẽ trở nên ra sao, không chỉ liên quan tới tiền bạc, mà nó còn là cái trí tuệ trong đối nhân xử thế, trong giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Sống ở đời, bạn có thể phàn nàn một cách thích hợp, nhưng không được phàn nàn mọi lúc. Phàn nàn liên tục tới một mức độ nào đó, sẽ chỉ khiến bản thân càng trở nên chán nản hơn. Quá chìm đắm vào những cảm xúc nặng nề, tiêu cực chỉ có thể mang lại cho con người những suy nghĩ vô vọng. Đây chính là thất bại lớn nhất của con người.

Thất bại lớn nhất của một người là không có một nội tâm vững vàng

Trước khi giải quyết những chuyện bên ngoài, điều đầu tiên chúng ta phải đối mặt chính là lòng mình. Trái tim của một người là "cội nguồn" của họ. Nếu bạn bảo vệ "cội nguồn" của mình tốt, bạn sẽ tự nhiên có thể giữ được các nguyên tắc và giới hạn của mình. Nhưng nếu "nguồn gốc" của bạn bị phá hủy, cuộc sống chắc chắn sẽ trở nên tẻ nhạt và khó khăn hơn rất nhiều. Đặc biệt là một số người không thể chịu được thách thức tới từ cuộc sống, họ không thể chấp nhận sự thất bại của mình, họ không muốn chấp nhận rằng họ kém hơn những người khác. Dần dần, họ phát triển một tâm lý lệch lạc.

Khi tâm lý méo mó này phát triển đến một mức độ nhất định, rất nhiều bệnh tật sẽ kéo theo. Bạn muốn kiếm tiền, trước tiên phải cố gắng giữ cho mình một tâm thái tích cực; muốn sống hạnh phúc, phải giữ ánh nắng luôn tràn trề ở bên trong nội tâm. Bởi lẽ người không vững vàng, nhất định là thất bại.

Thất bại lớn nhất là không có kế hoạch tương lai rõ ràng

Điều đáng sợ nhất của thế giới này không phải là nó quá tàn nhẫn mà là sự nguy hiểm của nó nằm ngoài dự đoán của con người. Rất có thể mới hôm qua còn rất ổn, nhưng ngày hôm nay, nó đã làm lạc hậu một ngành công nghiệp, rồi khai sinh ra một ngành mới. Cơ hội và nguy hiểm khi đó sẽ đến với mỗi chúng ta cùng một lúc. Những người đã có sự chuẩn bị trước, họ có thể nắm bắt cơ hội để phát triển. Còn với những kiểu sống cho qua ngày, cơ hội có đến trước mắt, họ chưa chắc đã nhận ra. Đây chỉ là một khía cạnh.

Trong cuộc sống, bạn không bao giờ biết trước được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Vì vậy, thay vì sống không mục đích, chúng ta phải có kế hoạch rõ ràng và bài bản cho tương lai. Làm một người biết lên kế hoạch, để sống cho hiện tại và cả tương lai. Việc bạn luôn trong tư thế sẵn sàng ngay từ bây giờ có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của bạn. Do đó, đừng sống trong trạng thái mù mờ cho qua ngày, hãy luôn duy trì cảm giác khủng hoảng. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể tạo ra được con đường rực rỡ hơn cho phần đời còn lại của mình.

Thất bại lớn nhất là không biết cách hoàn thiện bản thân

Ở nơi làm việc, tôi tin rằng không ít người có tâm lý như vậy, nghĩ rằng mình làm việc nhiều năm, trình độ chuyên môn sâu, nhất định sẽ không bị đào thải ở nơi làm việc. Suy nghĩ này, nếu là cách đây mười năm, có lẽ nó sẽ có giá trị, nhưng ở thời đại hiện tại, thâm niên không là gì cả. Trong mắt lãnh đạo, những người lớn tuổi chưa chắc đã đáng giá bằng những người trẻ tuổi. Đặc biệt ở một số công ty liên quan đến sự sáng tạo và chất xám, tỷ lệ thay thế vị trí đặc biệt cao. Vì vậy, sự nghiệp với một người mà nói, không có cái gọi là "an toàn". Tất cả chúng ta cần phải bỏ quan niệm "thâm niên là vua" trước đây mà nhìn nhận thực tế, đồng thời không ngừng hoàn thiện bản thân, không ngừng nỗ lực. Đừng bao giờ có suy nghĩ lão làng thì có thể dừng việc học hỏi lại, tuổi càng cao, càng cần cập nhật kiến ​​thức kinh doanh để không bị thời cuộc bỏ rơi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây