Quản trị cuộc đời

Thứ hai - 06/01/2020 23:16
"Quản trị cuộc đời" không chỉ là quản trị bản thân, mà còn là nền tảng của mọi quản trị khác (quản trị gia đình, quản trị đội ngũ, quản trị tổ chức, quản trị xã hội...), và đặc biệt là nền tảng cho một mô hình quản trị ưu việt (quản trị bằng văn hóa / quản trị bằng tự trị) trong một thời đại màcon người ngày càng trở nên tự do hơn.
Quản trị cuộc đời
Không có một công thức chính xác trả lời cho mỗi cá nhân biết mình nên sống thế nào. Tùy vào mỗi hoàn cảnh riêng mà từng cá nhân sẽ kiểm soát cuộc đời dựa trên giá trị sống mà mình đã xác lập cho từng giai đoạn.
 
Ngạn ngữ nước ngoài có câu "your life is your choices", tạm dịch là những lựa chọn sẽ tạo nên cuộc đời của mỗi người. Trong cuộc sống hay đặc biệt trong môi trường kinh doanh, mỗi người luôn phải đối diện thường xuyên với việc đưa ra những quyết định. Nền tảng cho những quyết định sáng suốt chính ở việc mỗi cá nhân xác định được đâu là những giá trị sống mà mình muốn theo đuổi.
 
Giá trị sống của mỗi cá nhân được phản ánh thông qua cách một cá nhân chọn người để lấy, chọn việc để làm, chọn thầy để học và chọn bạn để chơi. Những yếu tố khách quan xung quanh chính là tấm gương phản chiếu những giá trị mà chúng ta lựa chọn cho cuộc sống của chính mình.
 
Hệ giá trị sống của mỗi người càng sắc nét càng tạo điều kiện để cá nhân đó được tự do trong những quyết định, hành động mà không bị chi phối bởi các tác động lôi kéo từ bên ngoài.
 
tri tue

 
Tuy nhiên, Khi chúng ta bám chặt vào hệ giá trị sẽ đưa bản thân đến sự cực đoan, áp đặt quan điểm và hơn hết là một nhà độc tài trong quản lý. Khi đó, người ta chỉ còn nghe thấy tiếng nói của chính mình. Điều này đã dẫn đến rất nhiều thảm họa cho nhân loại.
 
Vì vậy, yếu tố quan trọng thứ hai mỗi cá nhân cần có chính là một tâm trí mở rộng, minh mẫn trong phân định "đâu là phải, đâu là trái, đâu là tốt, đâu là xấu. Nếu không minh mẫn, chúng ta sẽ trọng cái đáng khinh mà khinh cái đáng trọng, để cho lộng giả thành chân như những gì đang xảy ra trong xã hội hiện tại".
 
Không có một công thức, hình mẫu chính xác cho mọi người về việc nên sống một cuộc sống thế nào, nhưng có những quy luật để chúng ta điều khiển cuộc sống của chính mình. Và một tâm trí rộng mở, tỉnh táo trong nhận định sẽ biết đón nhận, giao thoa những luồng quan điểm khác nhau, từ đó tìm ra được giải pháp cụ thể cho mỗi vấn đề của bản thân.
 
Lâu nay người ta thường nói về quản trị doanh nghiệp hay quản trị quốc gia, chứ ít khi nói về quản trị gia đình hay quản trị cuộc đời. Và như chúng ta biết, đằng sau một quốc gia thịnh vượng và văn minh là một quốc gia được quản trị tốt, đằng sau một doanh nghiệp thành công là một doanh nghiệp được quản trị tốt, và đằng sau một gia đình hạnh phúc cũng là một gia đình được quản trị tốt.
 
Vậy đằng sau một cuộc đời thành công và hạnh phúc, một cuộc đời tràn đầy sức sống, ắt hẳn là một cuộc đời được quản trị tốt. Và chúng ta tin rằng: Cuộc đời này có thể quản được và khi biết cách quản thì chắc chắn cuộc đời sẽ thành công hơn, hạnh phúc hơn và đáng sống hơn.
 
Thành công trong nền kinh tế tri thức chỉ đến với những ai hiểu rõ bản thân mình - điểm mạnh của họ là gì, giá trị của họ nằm ở đâu, và bằng cách nào họ sẽ làm việc tốt nhất. Từ đó có thể suy rộng ra, một tổ chức chỉ có khả năng gặt hái được thành công vượt trội khi tổ chức đó có những con người hiểu rõ bản thân, biết rõ vai trò của mình trong tổ chức, cũng như cách thức để tạo ra giá trị cao nhất cho mình và tổ chức của mình.
 
Trong mô hình “quản trị bằng tự trị”, người ta sẽ trả lời câu hỏi “How to Lead People? / Làm thế nào để lãnh đạo người khác?” theo cách rất đặc biệt như sau: “Don’t Lead People, Lead Yourself and Help People Lead Themselves / Đừng lãnh đạo người khác, Hãy nỗ lực Lãnh đạo mình và Giúp người khác biết cách Tự lãnh đạo họ”. Hẳn nhiên, ta chỉ có thể “giúp người khác biết cách tự lãnh đạo họ” khi và chỉ khi ta cũng rất biết cách “lãnh đạo mình” và “lãnh đạo mình thành công”.
 
Như vậy, “quản trị cuộc đời” không chỉ là quản trị bản thân, mà còn là nền tảng của mọi quản trị khác (quản trị gia đình, quản trị đội ngũ, quản trị tổ chức, quản trị xã hội…), và đặc biệt là nền tảng cho một mô hình quản trị ưu việt (quản trị bằng văn hóa / quản trị bằng tự trị) trong một thời đại mà con người ngày càng trở nên tự do hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây