Khi về già, người ta hối tiếc nhất điều gì?

Thứ ba - 20/10/2020 05:51
Khi còn trẻ khoẻ, không chịu sửa sai. Tới khi sang cái dốc bên kia của cuộc đời mới thấy nói lời "giá như" đã quá muộn.
Khi về già, người ta hối tiếc nhất điều gì?
"Bạn hối tiếc điều gì nhất khi về già?"
 
Đó là câu hỏi chủ đề của một cuộc khảo sát những người có độ tuổ 60 trở lại do một tạp chí của Anh thực hiện. Sau đó, 3 câu trả lời được lựa chọn nhiều nhất là:
 
- 92% hối tiếc vì đã không nỗ lực làm việc khi trẻ nên về già cảm thấy mình không có thành tựu
 
- 73% hối tiếc vì đã chọn sai nghề
 
- 62% hối tiếc vì đã không giáo dục con đúng cách
 
1. Làm quan chỉ tư lợi, mất rồi mới tiếc
 
Nhiều người khi nhận chức trọng quyền cao chỉ nghĩ tới những quyết định thu lợi về cho cá nhân hoặc người thân. Nhưng chức quyền cũng có giới hạn năm tháng, khi công danh được cởi bỏ tức là sự tôn trọng đôi khi chẳng còn. Nếu biết nhận thức về vị trí của mình thì bạn mới ngăn mình khỏi sự bất hạnh và không đi sai hướng.
 
2. Giàu không tiết kiệm, nghèo mới tiếc thương
 
Một người đi từ nghèo khó lên giàu có chắc chắn sẽ biết quý trọng đồng tiền; ngược lại, một người từ lối sống xa hoa chuyển sang lối sống cần kiệm chắc chắn khó lòng làm được bởi điều kiện vật chất tầm thường, tâm lý đôi khi cũng không thấy thoải mái. "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời", vậy nên hãy chuẩn bị tâm lý cho những ngày bản thân nếu phải sống giản dị, cần kiệm.
 
3. Khi trẻ chỉ chơi, già mới hối hận
 
Lãng phí thời gian chính là lãng phí tiền của, lãng phí tài sản lớn nhất đời người. Thời gian của mỗi người như nhau và đó là sự công bằng san đều cho tất cả mọi người. Người giàu biết quý trọng từng giây từng phút, người nghèo thường thích trì hoãn. Không biết tiết kiệm thời gian, bạn sẽ chẳng thể đầu tư có lãi. Hơn nữa, không dùng thời gian để cải thiện bản thân, bạn sẽ không thể nào vươn tới những ước mơ ban đầu của mình và cuộc sống cứ mãi luẩn quẩn sự thiếu ý chí và nghèo khó.
 
4. Trẻ không chịu học, già mới xót xa
 
Một người không chịu cập nhật những kiến thức đương thời thì một ngày nào đó không xa, sẽ tự cảm thấy tụt hậu so với xã hội. Người như vậy sẽ sớm bị đào thải khỏi sự nâng cấp mỗi ngày của mọi người. Kiến thức chính là hành trang quý báu nhất của mỗi con người và chỉ tự thân mỗi người có thể chuẩn bị được cho chính mình.
 
5. Rượu vào lời ra, tỉnh lại hối không kịp
 
Người xưa có câu: "Rượu quý hay không còn tùy thuộc vào tính cách người uống". Nhiều người uống rượu vào, mất tỉnh táo, nói những lời không nên, làm phật lòng người đối diện, thậm chí có thể gây tổn thương cho người xung quanh. Đôi khi lời nói ra có thể làm mất đi những mối quan hệ tốt đẹp và cả đời chỉ ôm tiếc nuối cũng nên.
 
6. Không chăm sức khoẻ, đổ bệnh mới "giá như"
 
Mất sức khoẻ là mất tất cả: tiền bạc, công việc, người thân... Rất nhiều người cậy còn trẻ nên không chịu chăm lo sức khoẻ, phá hoại cơ thể bằng rượu bia, chất kích thích, chất độc hại... Đến khi lâm bệnh mới "vỡ ra" sinh hoạt không đúng giờ giấc, không lành mạnh chính là đang từ từ giết mình. Tiền mất có thể làm lại, nhưng sức khoẻ mất - coi như "mất trắng" một đời người.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây