Gia tộc khét tiếng từng khiến cả nước Mỹ “khiếp sợ”, Tổng thống phải “kiêng dè”

Thứ bảy - 22/08/2020 16:29
Những thế hệ sau này trong gia tộc Rockefeller đều là những doanh nhân hoặc chính trị gia thành đạt. David Rockefeller từng là chủ ngân hàng hàng đầu ở New York kiêm CEO của JPMorgan Chase.
Gia tộc khét tiếng từng khiến cả nước Mỹ “khiếp sợ”, Tổng thống phải “kiêng dè”
Nelson Rockefeller từng là thống đốc New York và Phó Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Jay Rockefeller - chắt của “vua dầu mỏ” hiện đang là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ miền Tây Virginia và cựu thống đốc miền Tây Virginia.
 
Nếu bạn chỉ một lần đổ xăng hay giao dịch tại ngân hàng JP Morgan Chase hoặc đơn giản là bước đi trên đường phố New York của nước Mỹ, bạn đều sử dụng dịch vụ của gia tộc Rockefeller. Gia tộc này nắm quyền kiểm soát từ cây xăng cho tới ngân hàng và khiến cả nước Mỹ "khiếp sợ".
 
Kiểm soát thị trường dầu mỏ
 
Gia tộc Rockefeller bắt đầu khẳng định tên tuổi từ năm 1870, khi John David Rockefeller (sinh năm 1839) sáng lập công ty dầu mỏ Standard Oil. Ông không chỉ được xem là người đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp dầu mỏ mà còn là một trong những người giàu nhất lịch sử nhân loại với tài sản sở hữu khoảng 3 tỷ USD đầu thế kỷ 20, tương đương hơn 663 tỷ USD so với giá trị đồng USD năm 2007 (theo cách tính của Forbes).
 
Là một người gốc Đức nhập cư vào Mỹ, để kiếm sống, John Rockefeller đã phải bươn trải qua rất nhiều ngành nghề kinh doanh. Ở tuổi 20, khi nội chiến Mỹ xảy ra, ông nhanh chóng thành lập công ty cung cấp đồ ăn cho các quân nhân và kiếm được 250.000 USD sau khi nội chiến kết thúc.
 
Mặc dù công ty cung cấp đồ ăn cho quân đội vẫn hoạt động tốt, John Rockefeller sớm nhận ra ngành công nghiệp dầu mỏ sắp bùng nổ tại Mỹ. Năm 1865, ông rút tiền ra khỏi công ty đối tác để đầu tư vào một nhà máy lọc dầu. Và tới năm 1870, ông chính thức thành lập công ty Standard Oil.
 
Đối mặt với cạnh tranh gay gắt, mục tiêu mà John Rockefeller đặt ra là bằng mọi cách phải "đè bẹp" các mỏ dầu nhỏ ở Trung Đông để giành thế độc quyền ở Cleveland. Bằng cách nào đó, ông đã "đi đêm" thành công để thuyết phục phía đường sắt giảm giá vận chuyển cho mình và giành lợi thế vượt trội.
 
Tuy nhiên, kế hoạch này tai tiếng đến mức nó được gọi là "cuộc tàn sát Cleveland". Khi "cuộc tàn sát" kết thúc vào tháng 4/1872, công ty Standard Oil của Rockefeller đã kiểm soát tới 25% ngành công nghiệp dầu mỏ của nước Mỹ.
 
Từ Cleveland đến các địa hạt còn lại của nước Mỹ, Standard Oil tiếp tục mở rộng thế độc quyền kiểm soát thị trường dầu mỏ. Năm 1877, Rockefeller kiểm soát gần 90% công suất lọc dầu của Mỹ. Và đến những năm 1880, Rockefeller đã củng cố thế "gọng kìm" trên thị trường dầu lửa Mỹ và toàn thế giới.
 
Sợ hãi trước khối tài sản khổng lồ của Rockefeller có thể đe doạ đến nước Mỹ thời đó, Tổng thống Theodore Roosevelt từng lo ngại ông có thể sẽ thành lập một chính phủ ngầm hoạt động ngoài tầm kiểm soát của nước Mỹ. Sau đó, Chính phủ Mỹ kết tội Standard Oil vi phạm luật chống độc quyền, đồng thời ép buộc công ty này phải chia năm xẻ bảy. Đến nay những công ty con như Chevron, ExxonMobil, BP, Amoco và Shell… vẫn tồn tại như một phần của tập đoàn dầu mỏ hàng đầu thế giới.
 
John Rockefeller qua đời ở tuổi 98, ông có 1 con trai và 4 con gái. Những thế hệ sau này trong gia tộc Rockefeller đều là những doanh nhân hoặc chính trị gia thành đạt. Cháu trai David Rockefeller qua đời năm 2017, là chủ ngân hàng hàng đầu ở New York, người từng trên 20 năm giữ cương vị CEO của Chase Manhattan (nay là một phần của JPMorgan Chase).
 
Một cháu trai khác, Nelson Rockefeller, từng là thống đốc New York và Phó Tổng thống thứ 41 của Hoa Kỳ. Cháu trai thứ ba, Winthrop Rockefeller từng là thống đốc bang Arkansas. Jay Rockefeller - chắt của "vua dầu mỏ" hiện đang là thượng nghị sĩ đảng Dân chủ miền Tây Virginia và cựu thống đốc miền Tây Virginia.
 
Nắm trong tay nhiều khu bất động sản và ngân hàng
 
Năm 1890, John Rockefeller bỏ ra 600.000 USD để xây dựng trường Đại học Chicago nhằm lấy lại hình ảnh sau những tai tiếng và lùm xùm từ "cuộc tàn sát Cleveland". 21 năm sau đó, ông tiếp tục cho thành lập trường đại học Rockefeller và khoa nghiên cứu Y học cộng đồng.
 
Đến năm 1926, Junior Rockefeller (con trai của John Rockefeller) rót 56 triệu USD phục hồi trung tâm lịch sử Williamsburg, bang Virginia. Cũng năm đó, ông chi 1,4 triệu USD mua mảnh đất sau này trở thành Vườn quốc gia Grand Teton nằm ở Tây Bắc tiểu bang Wyoming có diện tích khoảng 130.000 ha.
 
Năm 1930, Junior Rockefeller tiếp tục chi 250 triệu USD xây dựng Trung tâm Rockefeller và phải mất 9 năm để hoàn thành nó. Đây được coi là dự án bất động sản thương mại tư nhân lớn nhất lịch sử thời bấy giờ và hiện nay trở thành trung tâm thương mại Rockefeller Center sầm uất bậc nhất New York.
 
Vợ của Junior Rockefeller cũng đứng tên trong dự án xây dựng bảo tàng nghệ thuật hiện đại năm 1929. Với diện tích 11.600 mét vuông, viện bảo tàng lưu giữ hơn 150.000 tác phẩm nghệ thuật hiện đại và đón khoảng 2,5 triệu lượt khách mỗi năm.
 
Năm 1966, gia tộc Rockefeller quyên góp thêm 175 triệu USD xây dựng trung tâm Lincoln. Bên cạnh đó, gia tộc quyền lực này còn đứng sau nhiều khu bất động sản lớn khác như Trung tâm thương mại bang New York và bến tàu thủy liên hợp San Francisco....
 
Không chỉ lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, năm 1930, gia tộc Rockefeller trở thành cổ đông lớn của ngân hàng Chase Bank, hiện là một thành viên của JP Morgan Chase - hãng dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới.
 
Làm từ thiện và tài trợ 6 khu đất cho Liên hợp quốc
 
Năm 1903, John Rockefeller thành lập General Education Board - tiền thân của Quỹ Rockefeller, nhằm mở rộng các trường trung học trên khắp miền nam nước Mỹ. Quỹ Rockefeller chính thức thành lập năm 1913 và "vua dầu mỏ" đã chuyển cho quỹ này 235 triệu USD cho tới năm 1929. Năm 1919, ông đã trao tặng 50 triệu USD cho Quỹ để tăng lương cho các viện nghiên cứu.
 
Sau Thế chiến thứ hai, nhà Rockefeller tiếp tục quyên góp 6 khu đất trị giá 8,5 triệu USD làm trụ sở Liên hiệp quốc. Thậm chí, nhiều nguồn tin còn cho biết số tài sản của gia tộc Rockefeller lớn đến mức họ là đơn vị tài trợ tiền bạc chính cho Liên Hợp Quốc trong suốt hơn 70 năm qua.
 
Có thể nói, "dấu chân" của gia tộc Rockefeller trải dài ở khắp mọi nơi không chỉ ở nước Mỹ mà trên toàn thế giới. Và đây vẫn là một trong 13 gia tộc quyền lực nắm quyền kiểm soát thế giới cho đến ngày nay.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây