Dịch virus corona ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới?

Thứ tư - 22/01/2020 13:33
Sức tiêu thụ kém đi, nhà máy đóng cửa và các dây chuyền cung cấp gián đoạn là những thiệt hại mà không chỉ nền kinh tế Trung Quốc đang phải hứng chịu.
Dịch virus corona ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế thế giới?
Dịch bệnh virus corona tiếp tục lan rộng tại Trung Quốc và theo các chuyên gia Trung Quốc có thể lên cao trào trong những tuần tới. Khoàng 45 triệu người dân Vũ Hán đang bị cô lập với thế giới bên ngoài.
 
Để ngăn chặn dịch bệnh hoành hành, Bắc Kinh đã kéo dài thời gian nghỉ năm mới và trì hoãn việc mở cửa các thị trường chứng khoán. Khi các thị trường chứng khoán Trung Quốc mở cửa vào ngày thứ 2 (3/2), giá cổ phiếu tại đây đã sụt mạnh trước khi hồi phục trở lại vào ngày 4/2.
 
Trong một biện pháp ngăn chặn, Bắc Kinh đã bơm 1,2 ngàn tỉ NDT (tương đương 171 tỉ USD) vào hệ thống tài chính để duy trì sự hoạt động của thị trường tiền tệ và hệ thống ngân hàng trong nước. Thêm vào đó, thuế nhập khẩu những hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến với dịch bệnh virus corona cũng được cắt giảm.
 
Các văn phòng và nhà máy đóng cửa
 
Không chỉ thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng mà sức tiêu thụ tại Trung Quốc cũng giảm sút mạnh do dịch bệnh hoành hành. Những sự kiện lớn dự kiến tổ chức đầu năm mới bị huỷ bỏ, các điểm du lịch và rạp chiếu phim đóng cửa. Tại Trung Quốc, khoảng 2000 quán cafe Starbucks, hàng trăm cửa hàng ăn nhanh McDonald, 130 cửa hàng quần áo Uniqlo và toàn bộ 30 cửa hàng Ikea tiếp tục đóng cửa.
 
Ngành du lịch cũng chịu thiệt hại nặng nề . Nhều nước đã đưa ra những khuyến cáo về vấn đề đi lại đối với Trung Quốc. Một số hãng hàng không tạm ngừng các chuyến bay đến Trung Quốc. Hãng hàng không Đức Lufthansa, hàng không Thuỵ Sỹ và Áo huỷ các chuyến bay nối từ Bắc Kinh và đến Bắc Kinh cho đến ngày 29/2. Các cơ quan có thẩm quyền GTrung Quốc kêu gọi dân chúng không nên đi du lịch ra nước ngoài và cấm các tour du lịch theo nhóm trong nước.
 
Hầu hết các nhà máy và văn phòng vẫn đóng cửa trong tuần qua. Thêm vào đó, nhà máy tinh lọc dầu lớn nhất Trung Quốc cắt giảm công suất khoảng 600.000 thùng/ngày vì nhu cầu về nhiên liệu thuyên giảm.
 
Dây chuyền cung cấp gián đoạn
 
Dịch virus corona tiếp tục hoành hành tác động trực tiếp đến các dây chuyền sản xuất trên toàn cầu và đặc biệt là ngành chế tạo xe hơi. Huyndai Motor, hãng sản xuất ô tô lớn thứ 5 thế giới vào ngày 5/2 tuyên bố buộc phải đóng cửa tất cả các nhà máy ô tô tại Hàn Quốc vì hết phụ tùng sản xuất tại Trung Quốc. Hãng xe hơi này đang thiếu nguồn cung các bộ đầu nối trục động cơ và đang đi tìm nguồn cung cấp mới.
 
Các nhà điều hành của một số hãng chế tạo xe hơi và các công ty cung cấp phụ tùng ô tô khuyến cáo rằng các nhà máy ở châu Âu và Mỹ có thể buộc phải đóng cửa trong thời gian tới. Toàn bộ ngành công nghiệp ô tô phụ thuộc vào mạng lưới cung cấp toàn cầu và phụ tùng nhập khẩu xuất xứ từ Trung Quốc thường được trung chuyển qua các công ty ở một vài nước trước khi được nhập để lắp ráp ô tô tại châu Âu và Mỹ.
 
Các gã khổng lồ về xe hơi Đức như VW và BMW tuyên bố tạm thời đóng cửa các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc và dự kiến sớm nối lại sản xuất tuỳ theo chỉ đạo về tình hình dịch bệnh của các nhà chức trách Trung Quốc. Tuy nhiên, các kế hoạch này có thể bị thay đổi nếu virus corona tiếp tục lan rộng.
 
Các nhà phân tích ngành xe hơi đã nhận định ảnh hưởng của virus corona đến hoạt động bán xe hơi và mua phụ tùng có thế lớn hơn ảnh hưởng của đại dịch SARS diễn ra vào năm 2003.
 
Bài học từ đại dịch SARS
 
Khi dịch SARS bùng phát tại Trung Quốc 17 năm trước, mậu dịch nội địa tại nước này đã sụt giảm đáng kể và các thị trường chứng khoán chao đảo. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu hiện này kết nối nhiều hơn với nhau và nền kinh tế Trung Quốc nắm giữ vai trò quan trọng hơn. Nếu 17 năm trước nnề kinh tế Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 5% thị phần kinh tế thế giới, thì tỉ lệ này hiện nay đã tăng vượt trên ngưỡng 16%.
 
Hiện nay, Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới và là nguồn cung cấp cho nhiều dây chuyền cung ứng toàn cầu.
 
Theo chuyên gia kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Ifo (Đức), Timo Wollmershäuser, hậu quả kinh tế do virus corona sẽ lớn hơn so với đại dịch SARS. Cuộc khủng hoảng do SARS kéo dài 6 tháng đã làm giảm 1% tỉ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc. Song kể từ đó, tầm quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc gia tăng, tỉ lệ dịch bệnh lây lan lần này lớn hơn và chính phủ Trung Quốc buộc phải phản ứng mạnh mẽ hơn.
 
IFO ước tính GDP Trung Quốc giảm 1% do virus corona có thể dẫn tới GDP của Đức giảm 0,06%.
 
Còn quá sớm để có những phân tích chính xác
 
Nhiều chuyên gia cho rằng còn quá sớm để nói về quy mô ảnh hưởng kinh tế của dịch virus corona. Ông Jens Hilderbrandt, Giám đốc Văn phòng Thương mại Đức tại Bắc Kinh cho hãng truyền thông quốc tế Đức DW biết nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế đang 'đóng băng' do Năm mới và các lễ hội đầu năm. Toàn bộ các nhà máy tại Trung Quốc đóng cửa ba đến bốn tuần. Thậm chí trong điều kiện bình thường, toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, trừ ngành du lịch, gần như đứng yên.
 
Theo ông Hildbrandt, mức độ ảnh hưởng của dịch virus corona đến thị trường việc làm và hoạt động sản xuất sẽ trở nên rõ nét hơn sau một hai tuần tới vì chính phủ Trung Quốc đã kéo dài kỳ nghỉ năm mới đến mùng 2/2 và ở một số thành phố đến 9/2.
 
Lý do là một số lượng lớn công nhân nhà máy đến từ khu vực xung quanh Vũ Hán đang bị cách ly gần như hoàn toàn. Chỉ trong tuần từ mùng 10/2 chúng ta sẽ biết rõ hơn liệu nhiều công nhân sẽ trở lại nơi làm việc tại Thượng Hải, Bắc Kinh và miền Nam Trung Quốc như thế nào cũng như mức độ ảnh hưởng của virus này đến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và các dây chuyền cung cấp trên toàn cầu.
 
Dây chuyền cung cấp gián đoạn
 
“Chúng tôi chưa thấy có dấu hiệu nào cho đến nay cho thấy các dây chuyền cung cấp sẽ tê liệt hoàn toàn thậm chí nếu có những chậm trễ”, theo ông Gerhard Wolf, trưởng phòng ngoại thương thuộc Hiệp hội Bán buôn, Ngoại thương và Dịch vụ Đức (BGA). Thông điệp ông muốn đưa ra là không nên quá hoang mang.
 
Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) cũng có một cái nhìn cẩn trọng. Chủ tịch Viện Marcel Fratscher cho hay: “Vẫn còn quá sớm để có thể thực hiện việc phân tích nghiêm túc tác động của dịch virus corona đến nền kinh tế. Nếu dịch bệnh này có thể được chế ngự thành công ở Trung Quốc và trên thế giới, thì tổn thất kinh tế sẽ được hạn chế và dừng lại ở những tổn thất ngắn hạn về sản xuất tại Trung Quốc.”
 
Tuy nhiên, nếu tình trạng ngưng trệ hoạt động sản xuất tại Trung Quốc kéo dài hơn, các dây chuyên cung cấp quốc tế có nguy cơ bị ảnh hưởng, đó là lời khuyến cáo của chuyên gia Klaus-Jürgen Gern thuộc Viện Kinh tế Thế giới Kiel. “Trung Quốc đóng vai trò quan trọng là nhà cung cấp cho phần còn lại của thế giới”, ông Gern nói. Vì vậy, theo các chuyên gia kinh tế, tình trạng ngưng trệ sản xuất nếu kéo dài có thể gây gián đoạn cho các dây chuyền cung ứng của các ngành hoá chất, xe hơi, dệt và điện tử. Các công ty quốc tế không thể nhận được phụ tùng cần thiết và có thể phải tìm nguồn cung cấp khác hoặc đóng cửa sản xuất như trường hợp của Huyndai./.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây