Bước 1: Xin giấy chứng nhận đầu tư; thông báo góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài.
Bước này nhà đầu tư phải chuẩn bị các hồ sơ có liên quan để nộp lên Phòng kinh tế đối ngoại, hồ sơ bao gồm: Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư hoặc văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; hộ chiếu, CMND; sao kê tài khoản ngân hàng; Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung; Bản sao một trong các tài liệu sau: Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ hoặc cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính hoặc bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư… (Tùy vào hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư hay xin thông báo báo góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp mà nhà đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cụ thể).
Bước 2:
+ Trường hợp xin giấy chứng nhận đầu tư và thành lập mới dự án, doanh nghiệp thì bước tiếp theo là tiến hành thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đối với những doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị hạn chế một số nghành nghề nhất định, vì vậy khi lựa chọn nghành nghề cần tham khảo thêm tại biểu cam kết WTO mà Việt Nam cũng là một trong các thành viên.
+ Trường hợp thông báo góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp: doanh nghiệp nhận phần vốn góp, bán lại cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài tiến hành thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (đối với công ty TNHH một thành viên); tăng/thay đổi thành viên, cổ đông (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần). Trường hợp nếu doanh nghiệp trước đó có những nghành nghề bị hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài thì doanh nghiệp cũng phải điều chỉnh lại cho phù hợp.
Bước 3: Khắc dấu (đối với những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có đổi tên sau khi nhận phần vốn góp).
Bước 4: Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu.
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng, lưu ý đối với nhà đầu tư nước ngoài còn phải mở tài khoản vốn tại các ngân hàng thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Bước 6: Đăng ký sử dụng hóa đơn.
Trong bài viết này có một số nội dung như thủ tục thành lập doanh nghiệp (sau khi đã có giấy chứng nhận đầu tư, thông báo góp vốn,…); hồ sơ khai thuế ban đầu; mở tài khoản Chúng tôi chỉ nêu sơ bộ vì các nội dung này đã được nói khá rõ ở bài viết trước đó. Nếu bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm bài viết: Các bước để thành lập và đưa một doanh nghiệp mới vào hoạt động tại website này.
⇒ NẾU CẦN TƯ VẤN, HỖ TRỢ HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI.
Ý kiến bạn đọc
Th.08
09
Cục Sở Hữu Trí Tuệ (SHTT - Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu "DAI HAI PETROL GAS" cho Công ty Cổ phần Hải Dương Gas nhưng 2 năm sau, cơ quan này...
Th.02
07
Giáo viên mầm non có hành vi đánh trẻ em bị xử phạt như thế nào? Tội ngược đãi đánh trẻ em thì bị phạt bao nhiêu năm tù? Con tôi đi mẫu giáo gần nhà...
Th.02
06
Theo Luật Trẻ em 2016, trẻ em là những người dưới 16 tuổi. Đây là đối tượng luôn được hưởng sự ưu tiên cao nhất. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền lợi...
Th.02
04
Theo Nghị định của Chính phủ, cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân tùy theo mức độ có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi...
Th.02
03
Nếu bạn hồi tưởng về tuổi thơ của mình, về những trận đòn và la mắng từ chính bố mẹ mình, và hãy liên tưởng đến việc bạn nuôi dạy con cái bây giờ về...
Th.01
04
Bảo vệ quyền đối với tên thương mại là một trong những nội dung quan trọng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại.