Đã khiến cho không ít người sập bẫy, và khi kịp nhận ra mình “mất trắng”, mình là nạn nhân thì không biết phải tố ai, cầu cứu ai khi không có một căn cứ hay cơ sở nào.
Bài viết dưới đây chúng tôi xin nêu lên một số quy định của pháp luật về việc thành lập, hoạt động của các “QUỸ ĐẦU TƯ” nước ngoài nói chung và cụ thể hơn là các quy định về việc thành lập, hoạt động của các công ty chứng khoán, các công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, để bạn đọc có thể dễ dàng phân biệt và cân nhắc trước khi quyết định đầu tư vào một hay nhiều quỹ đầu tư/công ty chứng khoán nào đó, nhằm giúp các bạn có thể an tâm trong việc đầu tư, kinh doanh có hiệu quả.
Pháp luật Việt Nam quy định, các công ty chứng khoán, quản lý quỹ nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam phải đăng ký thành lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
Trước hết chúng ta sẽ giải thích một số thuật ngữ pháp lý để có thể hiểu rõ hơn:
– Chi nhánh tại Việt Nam của công ty quản lý quỹ nước ngoài là đơn vị phụ thuộc của công ty quản lý quỹ nước ngoài (công ty mẹ), không có tư cách pháp nhân và được công ty mẹ chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động của mình tại Việt Nam.
– Công ty mẹ là tổ chức kinh doanh chứng khoán thành lập ở nước ngoài đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc công ty quản lý quỹ thành lập ở nước ngoài đăng ký thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Công ty mẹ chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động và các nghĩa vụ phát sinh của văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
– Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài là văn phòng đại diện tại Việt Nam của công ty chứng khoán thành lập ở nước ngoài, công ty quản lý quỹ thành lập ở nước ngoài.
* Đầu tiên, Đối với thành lập và hoạt động của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài.
Theo quy định tại Thông tư 91/2013/TT-BTC, Nghị định 58/2012/NĐ-CP, Luật chứng khoán 2006, thì:
“1. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài cung cấp dịch vụ quản lý quỹ được thành lập văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện sau:
a) Đang hoạt động hợp pháp và chịu sự giám sát thường xuyên bởi cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán tại nước nơi tổ chức đó thành lập và hoạt động;
b) Đang hoạt động hợp pháp tại nước mà cơ quan quản lý, giám sát chuyên ngành tại nước đó đã ký kết thỏa thuận song phương hoặc đa phương với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán hoặc đang quản lý các quỹ đang đầu tư tại Việt Nam. Thời hạn hoạt động còn lại (nếu có) tối thiểu là 01 năm.
2. Tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán được thành lập văn phòng đại diện công ty chứng khoán tại Việt Nam nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điểm a, b Khoản 1 Điều này”.
Và hồ sơ thành lập phải được gửi đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì sau 07 ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.
Ngoài ra, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có hiệu lực, công ty mẹ hoặc văn phòng đại diện làm thủ tục xin cấp con dấu với cơ quan công an, công bố giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trên một tờ báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong ba (03) số liên tiếp về các nội dung như: Tên, địa chỉ trụ sở của văn phòng đại diện; Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên giao dịch và địa chỉ trụ sở của công ty mẹ; Họ tên, quốc tịch của trưởng đại diện; Số, ngày cấp, thời hạn của giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; Nội dung hoạt động của văn phòng đại diện;….
Phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ bao gồm:
+ Thực hiện chức năng văn phòng liên lạc và nghiên cứu thị trường;
+ Xúc tiến xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam;
+ Thúc đẩy, giám sát thực hiện các hợp đồng thoả thuận đã ký kết giữa công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài với các tổ chức kinh tế của Việt Nam;
+ Thúc đẩy, giám sát thực hiện các dự án do công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tài trợ tại Việt Nam.
– Văn phòng đại diện không được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
– Được mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại ngân hàng thương mại được phép hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của văn phòng đại diện. Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của văn phòng đại diện thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan;
– Có con dấu riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam và chỉ được sử dụng con dấu này trong các văn bản giao dịch thuộc quyền hạn và chức năng của văn phòng đại diện;
– Chỉ được thực hiện những hoạt động theo nội dung và trong thời hạn, hoạt động quy định tại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; không được thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam; không được thực hiện việc quản lý tài sản, quản lý vốn đầu tư cho các nhà đầu tư, kể cả phần vốn đầu tư của công ty mẹ tại Việt Nam và các hoạt động kinh doanh chứng khoán khác tại Việt Nam;…
* Đối với thành lập và hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam của công ty quản lý quỹ nước ngoài.
Cũng theo quy định tại Thông tư 91/2013/TT-BTC, Nghị định 58/2012/NĐ-CP, Luật chứng khoán 2006, thì:
Công ty quản lý quỹ nước ngoài muốn đăng ký thành lập chi nhánh tại Việt Nam phải không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản và:
– Đang hoạt động hợp pháp và được phép thực hiện hoạt động quản lý quỹ đại chúng theo quy định của nước nguyên xứ và được cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành ở nước nguyên xứ chấp thuận bằng văn bản cho phép thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam (nếu có theo quy định của pháp luật nước ngoài);
– Không phải là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty quản lý quỹ tại Việt Nam;
– Chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ quản lý tài sản huy động tại nước ngoài;
– Đáp ứng quy định tại Điểm b Khoản 10 Điều 71 Nghị định này hoặc đã có văn phòng đại diện hoạt động tại Việt Nam và đáp ứng quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
– Trình tự, thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép thành lập và hoạt động chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài và hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện như: hoàn tất các điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự và phong tỏa vốn điều lệ của chi nhánh. Công ty mẹ được sử dụng vốn điều lệ của chi nhánh để đầu tư cơ sở vật chất,…(đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 15 thông tư 91/2013) thì mới hoàn tất thủ tục và được phép hoạt động.
Phạm vi hoạt động của chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam bao gồm:
– Chỉ được quản lý tài sản huy động từ nước ngoài, bao gồm cả tài sản phát sinh tại Việt Nam được hình thành từ nguồn vốn huy động ở nước ngoài; không được huy động vốn tại Việt Nam để quản lý dưới mọi hình thức;
– Trừ trường hợp khách hàng ủy thác có chỉ thị hoặc có quy định tại hợp đồng quản lý đầu tư, điều lệ của tổ chức nước ngoài, khi thực hiện quản lý tài sản cho khách hàng, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài phải tuân thủ các quy định về lưu ký, quản lý tách biệt tài sản tới từng khách hàng; giao dịch tài sản giữa các danh mục đầu tư của khách hàng ủy thác theo các quy định của pháp luật áp dụng đối với công ty quản lý quỹ trong nước;
– Bảo mật thông tin của khách hàng, thông tin về giao dịch tài sản, danh mục đầu tư của khách hàng và các thông tin khác liên quan, trừ trường hợp cung cấp thông tin cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo yêu cầu;
– Tuân thủ các quy định pháp luật ngoại hối, hạn chế sở hữu tại các doanh nghiệp Việt Nam, thuế, phí, phòng chống rửa tiền và các quy định pháp luật khác;
– Được sử dụng tài sản huy động từ nước ngoài để tài trợ cho các dự án, doanh nghiệp, cho vay và thực hiện các hợp đồng đầu tư theo quy định tại hợp đồng quản lý đầu tư, điều lệ của tổ chức nước ngoài hoặc chỉ thị của khách hàng;
– Không được vay trên lãnh thổ Việt Nam cho khách hàng, cho các tổ chức, cá nhân khác hoặc cho chính mình, dưới mọi hình thức; không được sử dụng tài sản ủy thác, tài sản của mình để thế chấp, cầm cố, ký quỹ, ký cược hoặc đảm bảo cho các khoản vay, bảo lãnh cho các khoản vay trên lãnh thổ Việt Nam, kể cả cho khách hàng ủy thác, cho các tổ chức, cá nhân khác hoặc cho chính mình;
– Không được chào bán, phát hành chứng khoán để huy động vốn trên lãnh thổ Việt Nam;
– Chuyển lợi nhuận của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phù hợp với giấy phép thành lập và hoạt động, quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
– Người làm việc tại chi nhánh phải nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam…(Đầy đủ hơn vui lòng xem tại điều 20 thông tư 91/2013/TC-BTC).
Như vậy, trước khi quyết định đầu tư vào bất cứ một công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nào ở nước ngoài “xuất hiện” tại Việt Nam, các bạn hãy kiểm tra đầy đủ thông tin về hồ sơ pháp lý của các Công ty/Quỹ đầu tư đó. Nếu thấy đảm bảo và có cơ sở thì hãy tiến hành đầu tư.
Các bạn cũng có thể đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tra cứu thông tin hoặc nhờ các cá nhân, tổ chức có chuyên môn tư vấn để an tâm hơn.
► Để được tư vấn thêm hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Ý kiến bạn đọc
Th.08
16
Hiện nay, có nhiều người dù đã có gia đình riêng, nhưng vẫn "cặp bồ", nhiều người bị đánh ghen, bôi xấu trên mạng xã hội, song tình trạng này vẫn diễn...
Th.08
14
Theo Bộ Công an, nếu người nào sử dụng số tiền do người khác chuyển nhầm có thể bị phạt hành chính đến 5 triệu đồng hoặc có thể bị xử lý hình sự với...
Th.08
13
Khi vi phạm về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự, người cho vay có thể đối mặt với hình phạt tiền, cải tạo không giam giữa hoặc phạt tù.
Th.08
12
Thời gian gần đây, nổi lên vài vụ tranh chấp về việc vay nợ. Sự việc xảy ra tranh chấp khi bên nói có, bên nói không về sự tồn tại của việc cho vay...
Th.08
10
Theo Quyết định 11/2023 của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 01/12/2023, các giao dịch có giá trị từ 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà...
Th.08
10
Hành vi đánh bạc online (đánh bạc qua mạng) có thể bị phạt tù đến 7 năm, đồng thời có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là phạt tiền đến 50...