NGƯỜI BỊ KIỆN (BỊ ĐƠN) CÓ ĐƯỢC KIỆN LẠI KHÔNG?

Chủ nhật - 27/12/2020 21:12
Người bị kiện tức bị đơn trong vụ án dân sự khi bị khởi kiện; người phải tham gia vào vụ án dân sự với tư cách người có nghĩa vụ liên quan theo hướng bất lợi có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình?
Vụ án dân sự
Vụ án dân sự

Bài viết dưới đây Chúng tôi xin được làm rõ vấn đề nêu trên.

Tại điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

– “Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”.

– “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”.

Khi bị kiện hoặc phải tham gia vào vụ án với vai trò là người có nghĩa vụ liên quan thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể:

– Đối với trường hợp là người bị kiện hay bị đơn dân sự:

Tại điều 200 BLTTDS 2015 quy định về quyền phản tố của bị đơn, cụ thể như sau:

“Cùng với việc phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập”

Và yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập được chấp nhận khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

+ Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập;

+ Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.

Bị đơn phải đưa ra yêu cầu phản tố trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

– Đối với trường hợp là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

Điều 201 BLTTDS quy định về quyển yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như sau:

“Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:

+ Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;

+ Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;

+ Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải đưa ra yêu cầu độc lập trước thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Như vậy, nếu cho rằng quyền lợi của mình đang bị xâm phạm thì bị đơn có quyền đưa ra yêu cầu phản tố với nguyên đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc với bên bị đơn thì được quyền đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và bị đơn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đó.

► Để được tư vấn và hỗ trợ, hãy liên hệ với Chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây