Có phải làm hợp đồng khi tặng cho tài sản cho con không?

Thứ hai - 18/01/2021 13:22
Hiện nay không ít bậc cha mẹ muốn tặng cho tài sản cho con cái; anh chị em, họ hàng muốn tặng cho tài sản cho những người thân quen; Tuy nhiên vẫn còn bị nhiều vướng mắc, lúng túng vì không biết nếu tặng cho thì có cần thiết phải làm văn bản không, nếu có thì như thế nào mới đúng luật, còn những quyền hay nghĩa vụ gì khác cần phải biết?… Bài viết dưới đây Chúng tôi sẽ giải đáp những vấn đề nêu trên.
Những điều cần biết về tặng cho tài sản
Những điều cần biết về tặng cho tài sản
Đầu tiên, đối với những loại tài sản không phải đăng ký, có giá trị không quá lớn hoặc các bên không ràng buộc nghĩa vụ gì với nhau thì có thể tặng cho mà không cần lập văn bản hay thực hiện thủ công chứng, chứng thực.

Tuy nhiên, lại có rất nhiều trường hợp việc tặng cho phải lập thành văn bản, đó là những trường hợp tặng cho tài sản có điều kiện, tặng cho bất động sản hoặc động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận”.

– Đối với tặng cho động sản:

+ Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

+ Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

– Đối với tặng cho bất động sản:

+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

+ Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

– Đối với tặng cho tài sản có điều kiện:

+ Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

+ Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra các bên còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ, trách nhiệm như:

– Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình: Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.

– Thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho: Bên tặng cho có nghĩa vụ thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho.Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, để đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích của người tặng cho cũng như người được tặng cho, các bên nên tìm hiểu các quy định có liên quan để không xảy ra những sai sót, vi phạm, hay mất đi quyền lợi một cách không đáng có.

Công ty luật Chúng tôi, với đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệm trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại… luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng bạn. Nếu có khó khăn, vướng mắc hãy liên hệ với Chúng tôi.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Đăng kí tư vấn


Tư vấn

Kiến thức pháp luật
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây